Công nghệ: Quy trình sản xuất Chân Tay giả

Hãy cùng chúng tôi khám phá công nghệ quy trình sản xuất chân tay giả

1. Khám, đánh giá tình trạng mỏm cụt và thể trạng sức khỏe của cơ thể để đưa ra loại thiết kế Chân, Tay giả với linh kiện, vật liệu và công nghệ chế tạo phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.
2. Bó bột mỏm cụt để lấy mẫu cốt âm làm Ổ mỏm cụt Chân, Tay giả cho phù hợp với kích thước, hình dáng và thiết kế kỹ thuật. (Tháo bột ra sau 5’)
3. Sửa, điều chỉnh cốt âm, thử trên bệnh nhân để chế tạo ổ mỏm cụt cho phù hợp kích cỡ của từng người.
4. Lắp ráp các bộ phận của Chân, Tay giả cho phù hợp với các kích thước chiều cao của bệnh nhân.
5. Bệnh nhân tập đứng bằng chân giả, tập lấy thăng bằng, tập ngồi.
6. Bệnh nhân tập đi (điều chỉnh chân giả cho phù hợp theo từng đặc điểm của mỗi bệnh nhân).
7. Hoàn thiện Chân giả
8. Hướng dẫn sử dụng chân giả

Sự kết nối giữa Chân, Tay giả và Mỏm cụt .

Để đảm bảo an toàn, thoải mái và phù hợp, ổ chứa mỏm cụt hay còn gọi là “Socket” của bạn sẽ được chế tạo ra để phù hợp với duy nhất phần mỏm cụt của chân hoặc tay của bạn. Sự phù hợp của các ổ mỏm cụt là rất quan trọng!

Mọi người có thể gặp nhiều vấn đề khó khăn khi đi bộ với Chân Giả hoặc đau đớn, khó chịu khi sử dụng Tay giả. – tất cả chỉ vì sự không vừa vặn và thiết kế không phù hợp của ổ mỏm cụt!

Để ngăn chặn điều đó, bạn nên làm việc với Kỹ sư Chỉnh hình, là những người được đào tạo bài bản, có chuyên môn sâu, có nhiều kinh nghiệm về chuyên ngành chế tạo Chân Tay giả để đảm bảo rằng ổ mỏm cụt đó thực sự là phù hợp.

Kỹ thuật chế tạo ổ chứa mỏm cụt (Socket) của Chân giả

Ổ chứa mỏm cụt chân giả là một trong những bộ phận rất quan trọng, được các kỹ sư chỉnh hình có trình độ, kinh nghiệm và tay nghề cao thiết kế để thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau:

– Nó phải chứa được toàn bộ thể tích của mỏm cụt
– Nó phải truyền các lực tĩnh (khi đứng ) và lực động (khi đi).
– Nó phải đảm bảo truyền các cử động (đảm bảo không cản trở các cử động)
– Nó phải giữ được chân giả với mỏm cụt trong thì lăng chân của chu kỳ bước đi. (không bị tuột ra khi đi)
– Tạo cảm giác thoải mái, không gây đau đớn cho người sử dụng khi đứng, đi hay ngồi.
– Đảm bảo đi chân giả vào hay tháo ra một cách dễ dàng.

Có nhiều loại thiết kết socket của chân giả để lựa chọn và các loại vật liệu mềm để lót với các kỹ thuật tạo hình khác nhau nhằm treo giữ Chân giả với mỏm cụt trong quá trình bệnh nhân đi lại nhằm giúp cho người cụt chi có được độ an toàn cao nhất trong từng bước đi.

Mỗi bệnh nhân có từng đặc điểm về hình dáng, kích cỡ và thể trạng của mỏm cụt khác nhau do các nguyên nhân cắt cụt khác nhau. Tuy nhiên tất cả có một điểm chung là: Họ đều cần có một một chân giả thực sự có chất lượng và phù hợp nhất cho từng bước đi trong sinh hoạt hàng ngày.

Mục tiêu của việc chế tạo ổ chứa mỏm cụt là chọn kỹ thuật và công nghệ phù hợp nhất nhằm cung cấp độ an toàn và độ thoải mái nhất theo tiêu chuẩn quy định và phù hợp với yêu cầu của từng bệnh nhân.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: CHÂN TAY GIẢ – CHÂN TAY GIẢ GIA LINH ĐĂK LĂK

Địa chỉ: 330 Đường Hoàng Diệu,Phường Thành Công, TP.Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.

Điện thoại: 096 474 7777 – E-mail: sonbvtdl@yahoo.com.vn

Website: www.chantaygia.net