Tôi muốn biết thế nào là một mỏm cụt tốt?

Đáp: Một mỏm cụt tốt trước hết phải là một mỏm cụt tiêu chuẩn về độ dài, về cơ bắp, về các vạt da và sẹo, về tuần hoàn nuôi dưỡng, không đau và rối loạn cảm giác, không có hiện tượng chi ma và đau.

Mỏm cụt không có nhiễm trùng và các biến chứng thứ phát.
Các khớp phía trên không bị hạn chế, gân cơ không bị co cứng
Không có bất kỳ vùng da nào quá nhậy cảm với sự đè ép và chà sát.
Chu vi mỏm cụt co hồi tốt theo sau mỗi lần tập và băng thun mỏm cụt. Bệnh nhân có thể dùng cách thức thông dụng, bằng cách nhìn, sờ, nắn, cử động. Khi cần bệnh nhân có thể dùng thước dây để tự lượng giá về sự co hồi.. Tất nhiên bất kỳ khi nào có các dấu hiệu bất thường, tốt nhất thông báo lại hoặc tái khám bác sỹ để có thêm chỉ dẫn.

Cắt cụt chi thể được chỉ định trong các trường hợp chấn thương không còn khả năng bảo tồn, các bệnh lý như: tắc mạch, u, lao… Nguyên tắc chung của cắt cụt chi là phải đảm bảo độ dài của mỏm cụt với tỷ lệ da, cơ, xương và xử lý mạch máu thần kinh sao cho thuận lợi cho việc lắp chi giả sau này.

  1. Tầm mức đoạn chi dưới.

Đối với các kỹ thuật mới hiện nay, có thể lắp chân tay giả đối với mọi tầm mức đoạn chi, tuy nhiên cần lựa chọn mức cắt cụt sao cho có một mỏm cụt tốt nhất để lắp, cụ thể đối với chi dưới như sau:

1.1. Khu vực bàn chân:

– Cắt cụt các ngón chân không đặt ra vấn đề lắp chi giả.

– Cắt cụt ngang bàn chân: có thể mang giày chỉnh hình với phần thay thế phía trước bằng chất xốp.

– Cắt cụt khối xương cổ chân: có thể lắp chân giả bình thường.

1.2. Khớp cổ chân:

Việc tháo khớp cổ chân do có mắt cá ngoài và trong làm hạn chế việc lắp chi giả. Do đó người ta áp dụng kỹ thuật phẫu thuật Syme: Thủ thuật cắt cụt chân tại khớp mắt cá, hai mắt cá được cưa đi và rồi sau đó tạo thành một vạt bằng phần mềm của gót chân.

1.3. Cẳng chân:

– Mỏm cụt quá dài hoặc quá ngắn (<7cm) đều gây khó khăn cho việc lắp chi giả.

– Mỏm cụt lý tưởng là tiếp nối 1/3 trên với 1/3 giưa, với chiều dài mỏm cụt khoảng 15cm (chú ý xương mác cắt cao hơn xương chày 2cm).

1.4. Khớp gối:

Tháo khớp gối là kỹ thuật không khó nhưng rất khó lắp chi giả do được xếp vào dạng mỏm cụt quá dài. Do đó không nên tháo khớp gối, nếu cần thì nên làm phẫu thuật Gritti.

1.5. Đùi:

Do có 4 nhóm cơ chi phối (gập, duỗi, dạng, khép) giữ cho đùi ở tư thế chức năng. Nếu mỏm cụt quá ngắn (<20cm) làm mỏm cụt bị biến dạng kiểu gập – dạng. Chiều dài lý tưởng cho việc lắp chi giả là 25-30cm đo từ mấu chuyển lớn.

1.6. Khớp háng:

Tháo khớp háng có thể lắp chi giả với các thành phần gồm: bao hông (để cố dịnh chi giả vào hông), khớp háng, khớp gối, và bàn chân.

  1. Phục hồi chức năng mỏm cụt.

2.1. Chỉnh tư thế đúng:

CHỉnh tư thế nhằm mục đích chống lại những tư thế biến dạng của mỏm cụt do mất sự thăng bằng đối kháng giữa các nhóm cơ trên mỏm cụt, cụ thể tại các đoạn mức chi dưới như sau:

2.1.1. Mỏm cụt trên gối: mỏm cụt có xu hướng biến dạng gập – dạng – xoay ngoài, do đó chỉnh tư thế đúng sao cho mỏm cụt duỗi – kép và xoay trong:

– BN nằm sấp để tránh gập mỏm cụt, đồng thời chèn bao cát phía ngoài mỏm cụt để chống dạng xoay ngoài. Chú ý không nằm sấp trên đệm lún vì không hạn chế được tư thế gập gối.

– Nếu nằm ngửa thì đè bao cát lên trên đùi và chèn bao cát phía ngoài.

2.1.2. Mỏm cụt cẳng chân: mỏm cụt có xu hướng gấp vào đùi, do đó chỉnh tư thế cho mỏm cụt duỗi:

– Nên đặt bệnh nhân nằm sấp đề trọng lực của đoạn chi còn lại sẽ làm cho mỏm cụt duỗi.

– Khuyến khích bệnh nhân ngồi dậy sớm, duỗi chân cụt trên mặt giường để duỗi mỏm cụt.

2.1.3. Các động tác cần tránh:

– Không chèn gối dưới hông và khoeo gối.

– Không thõng mỏm cụt cạnh mép giường.

– Không ngồi xe lăn với tư thế mỏm cụt gấp.

– Không nằm ưỡn lưng.

– Không nằm gấp gối.

– Không dạng mỏm cụt.

– Không đứng tỳ mỏm cụt vào nạng.

2.1.4. Vật lý trị liệu mỏm cụt biến dạng.

Đối với trường hợp mỏm cụt trên gối biến dạng thường gặp là gập hông, dạng và xoay ngoài. Đối với trường hợp cắt cụt dưới gối, thì biến dạng hay gặp là gập gối, có thể kết hợp với sự co rút cơ gập hông.

Nguyên tắc điều trị các chứng co cơ là:

– Kéo giãn các cơ co rút.

– Tập tăng lực các cơ đối kháng.

Việc kéo dãn bằng tay thì ít hiệu quả hơn kéo tạ, vì lực kéo không đều có thể làm cơ bị kích thích và phản ứng lại bằng các tăng co cứng. Khi kéo bằng tạ, lực kéo khởi đầu khoảng 6kg. Khi kéo xương chậu cần được giữ vững bằng đè giữ gập khớp hông đối bên, lực kéo cơ chiều đối nghịch với vị thế bị co rút.

2.2. Tập mạnh mỏm cụt.

Trong khoảng 10 ngày đầu tiên sau PT, hay cho đến kho cắt chỉ, nên giới hạn tối thiểu mọi hoạt động của mỏm cụt trên gối để tạo điều kiện liền vết mổ. Cử động sơm snhaats là đung đưa mỏm cụt trong biên độ dễ chịu bệnh nhân. Khi vết thương đã liền, các động tác tập có thể tăng thêm độ mạnh, cụ thể là:

+ Động tác tập khởi đầu cho mỏm cụt dưới gối:

– Nằm ngửa: tập gồng cơ tứ đầu đùi.

– Nằm ngửa có chêm gối đỡ đùi, gập và duỗi nhẹ khớp gối.

+ Tập tăng lực và tăng dần biên độ của mỏm cụt dưới gối với trở kháng bằng tạ và ròng rọc, hoặc bằng lực trở kháng của người trợ giúp.

+ Tập với bao cát buộc vào đầu mỏm cụt, cố gắng giữ mỏm cụt ở vị trí duỗi – nằm ngửa – gập hông 90 độ.

+ Tập mạnh và tăng dần tầm độ của mỏm cụt trên gối có trở kháng với các tư thế nằm ngửa, nằm nghiêng, nằm sấp, quỳ, đứng.

+ Tập với dụng cụ trợ giúp và các dụng cụ PHCN khác.

Bước 1:Băng chun quấn từ trên trước xuống dưới về phía sau khoảng 5cm vòng trong quanh mỏm cụt.
Phần đầu dưới mỏm cụt quấn chặt tay hơn, tạo mỏm cụt có được hình côn,để bệnh nhân đi chân giả dễ dáng.

Bước 2:
Quấn đều tay,vòng sau đè lên vòng trước 2/3 hình quả tram.

Bước 3:Phần trên cùng quấn ôm toàn bộ xương bánh chè.

Phương pháp tập mỏm cụt cho bệnh nhân lần đầu tiên đi chân giả.

Bước 1:
Bài tập tư thế duỗi gối,bệnh nhân nằm ngửa

Bước 2:
Bài tập tư thế khép.
Hông, gối

Bước 3:

Tư thế tránh co cứng khớp gối  đối với người bị cụt ngang xương chày

THÔNG TIN LIÊN HỆ: CHÂN TAY GIẢ – CHÂN TAY GIẢ GIA LINH ĐĂK LĂK

Địa chỉ: 330 Đường Hoàng Diệu,Phường Thành Công, TP.Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.

Điện thoại: 096 474 7777 – E-mail: sonbvtdl@yahoo.com.vn

Website: www.chantaygia.net